Giỏ hàng

RỐI LOẠN HOANG TƯỞNG CẢM ỨNG

RỐI LOẠN HOANG TƯỞNG CẢM ỨNG

 

1. Rối loạn hoang tưởng cảm ứng.

Có đặc điểm từ sự biểu hiện một số hoang tưởng mang đến của bệnh nhân từ một người khác, người này có hoang tưởng trong phạm vi một bệnh tâm thần (Paranoia, TTPL) mà bệnh nhân có mối liên hệ cảm xúc chặt chẽ. Rối loạn sẽ biến mất nếu hai người bị tách xa nhau (theo ICD -10). Hội Tâm thần học Mỹ gọi là rối loạn tâm thần chia sẻ (DSM-IV). Trước đây thường gọi là “điên tay đôi”.

Người có hoang tưởng mang đến thường là người phụ thuộc vào người bị bệnh tâm thần thực sự, bị liên quan chặt chẽ đặc biệt về cảm xúc. Trong nhiều trường hợp nội dung hoang tưởng là loại Paranoid, nhưng có thể có các loại hoang tưởng khác.

1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM- IV-TR, 2000:

a. Một hoang tưởng xuất hiện ở một cá nhân có liên quan chặt chẽ với một người khác mà người này có hoang tưởng thực sự.

b. Hoang tưởng có nội dung giống với hoang tưởng của người thực sự có hoang tưởng.

c. Rối loạn không phải là một loạn thần khác (ví như Tâm thần phân liệt) và không phải do thuốc hoặc bệnh thực tổn (nghiện, bệnh lý nội khoa) gây nên. 

1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10, 1992:

- Có hai hoặc nhiều người cùng chia sẻ cùng một hoang tưởng hoặc một hệ thống hoang tưởng và ủng hộ lẫn nhau trong điều tin này.

- Họ có mối liên hệ chặt chẽ bất thường theo cách mô tả trên.

- Có bằng chứng về thời gian hay về bối cảnh khác là hoang tưởng đã được cảm ứng do thành viên bị động đã tiếp xúc với thành viên chủ động.

- Các ảo giác cảm ứng hiếm gặp song cũng không phủ nhận chẩn đoán

1.3 Chẩn đoán phân biệt:

- Một hoang tưởng, ảo giác hay một tình trạng loạn thần do một chất hay một bệnh cơ thể.

- Giả bệnh.

1.4. Điều trị

Cần cách ly người bệnh bị động khỏi người bệnh chủ động. Sử dụng các liệu pháp tâm lý hỗ trợ kết hợp các thuốc chống loạn thần, nâng đỡ cơ thể và điều trị các bệnh kết hợp. Cần kết hợp chặt chẽ với gia đình và người thân để tiến hành