Giỏ hàng

RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG, GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

Tăng động giảm chú ý (ADHD): Dấu hiệu - Nguyên nhân - Phòng ngừa - Điều trị  | Diễn đàn BigSchool

TỔNG QUAN VỀ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

Attention Deficit Hyperactive Disorder là hội chứng rối loạn chức năng hoạt động thường gặp ở trẻ nhỏ. Các trẻ mắc hội chứng này không bị xếp vào nhóm trẻ bị khuyết tật. Là một hội chứng liên quan đến não bộ, trẻ bị ADHA thường khó kiểm soát hành vi của mình, hiếu động thái quá, và giảm sự chú ý nhanh chóng.

Đặc điểm nổi bật của rối loạn này là người bệnh không thể duy trì sự tập trung chú ý cần thiết vào một sự vật, một chủ đề, một công việc nào đó mà luôn thay đổi sự tập trung chú ý vào những sự vật, sự việc, những kích thích xung quanh. Điều này dẫn đến hậu quả là không thể hoàn tất một công việc nào đó khi được yêu cầu, được giao phó.

Các tài liệu cho thấy, tăng động giảm chú ý gặp từ 3-7% trẻ ở lứa tuổi học đường mắc rối loạn này. Trẻ nam mắc nhiều hơn trẻ nữ, có từ 2,5-5,6 trẻ nam trên 1 trẻ nữ.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) - Những điều cha mẹ nên biết - Bệnh  Viện Nhi Đồng Thành Phố

NGUYÊN NHÂN CỦA RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra được một nguyên nhân rõ ràng của rối loạn này. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy một số yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt đến rối loạn tăng động giảm chú ý

  • Di truyền: Cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị ADHD hoặc một rối loạn sức khỏe tâm thần khác
  • Tiếp xúc với môi trường độc hại: Tiếp xúc với chì, được tìm thấy chủ yếu trong sơn và đường ống trong các tòa nhà cũ.
  • Mẹ có tiền sử sử dụng ma túy, rượu hoặc hút thuốc trong thai kỳ
  • Trẻ bị viêm màng não, viêm não, chấn thương não bộ trong quá trình sinh nở, ngạt sau sinh, trẻ sinh non, thiếu tháng.

BIỂU HIỆN CỦA RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

Rối loạn tăng động giảm chú ý tập trung ở 3 nhóm triệu chứng chính

- Giảm chú ý

  • Không chú ý đến chi tiết hoặc mắc lỗi bất cẩn trong học tập
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung vào các nhiệm vụ học tập hoặc vui chơi
  • Không nghe đối phương nói, ngay cả khi nói chuyện trực tiếp
  • Gặp khó khăn trong việc làm theo sự chỉ dẫn và không hoàn thành việc học hoặc việc vặt
  • Gặp khó khăn khi tổ chức các nhiệm vụ và hoạt động
  • Tránh hoặc không thích các nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực tinh thần tập trung, chẳng hạn như bài tập về nhà
  • Mất các vật dụng cần thiết cho việc học hoặc các hoạt động khác, ví dụ như đồ chơi, bài tập ở trường, bút chì
  • Dễ bị phân tâm
  • Quên làm một số hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như quên làm việc vặt

Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý: Bổ sung vitamin, thảo dược

- Tăng vận động

  • Luôn ngọ nguậy chân tay, hoặc vặn vẹo mình trên ghế.
  • Luôn nhấp nhổm trong lớp học hoặc ở những nơi cần phải ngồi yên trên ghế
  • Thường xuyên di chuyển, chuyển động liên tục.
  • Chạy nhảy hoặc leo trèo trong các tình huống không thích hợp.
  • Gặp khó khăn khi chơi hoặc thực hiện một hoạt động cần giữ yên tĩnh.
  • Vận động liên tục không biết mệt mỏi

Nguyên nhân trẻ tăng động giảm chú ý cần lưu tâm

- Tăng xung động

  • Nói quá nhiều.
  • Ngắt lời, làm gián đoạn người hỏi.
  • Gặp khó khăn khi chờ đến lượt của mình.
  • Làm gián đoạn hoặc xâm phạm vào các cuộc trò chuyện, trò chơi hoặc hoạt động của người khác

Chẩn đoán Tăng động giảm chú ý chỉ được đặt ra khi các biểu hiện của rối loạn này không chỉ xuất hiện ở một môi trường đặc biệt nào đó mà nó phải xuất hiện ở nhiều hoàn cảnh môi trường khác nhau như ở nhà, trường học,…

ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

Điều trị bằng liệu pháp hóa dược (dùng thuốc) là chủ yếu, ngoài ra còn có các liệu pháp tâm lý xã hội được áp dụng như là các liệu pháp phụ trợ.

Liệu pháp hóa dược

- Nhóm thuốc kích thích tâm thần (Methylphenidate, Dexotroamphetamin): là lựa chọn hàng đầu, tuy nhiên nhóm thuốc này được xếp vào nhóm chất gây nghiện, cần được chỉ định, theo dõi chặt chẽ.

- Atomoxetine: cũng là một lựa chọn hàng đầu trong điều trị ADHD, không thuộc nhóm kích thích tâm thần, thuốc có tác dụng ức chế hấp thu norepinephrine.

Thuốc Atomoxetine: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng | Vinmec

- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và nhóm ức chế chọn lọc tái hấp thu Serotonin. Thuốc thường dùng là Amitriptylin, Sertralin.

- Clonidin: là lựa chọn thứ 3 sau các thuốc trên.

Liệu pháp hành vi nhận thức: giải thích cho trẻ hiểu việc cần làm, nêu những hành vi tốt mà ta mong đợi ở trẻ, chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước và hướng dẫn trẻ cách làm, khen thưởng khi trẻ tiến bộ để củng cố hành vi tốt.

Huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội: giúp trẻ dễ dàng hòa minh vào cuộc sống và môi trường học tập.

Hỗ trợ và tư vấn gia đình cách quan tâm đến trẻ: cha mẹ cần dành thời gian hơn trong việc quan tâm và nhắc nhở trẻ, nhất là việc thống nhất cách nuôi dạy trẻ.

Bài tập tăng cường vận động hợp lý: các bài tập vận động nhằm giúp trẻ lập kế hoạch vận động phù hợp, làm chủ vận động và trương lực cơ, một số bài tập tăng sự tập trung chú ý ở trẻ.

Trò chơi trị liệu phù hợp: giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, tập luyện tính kiên trì, học cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi… Không nên chơi những trò chơi kích thích ngoài tầm kiểm soát của trẻ. Việc đi bộ, tập thư giãn tốt cho trẻ sẽ giúp làm giảm hiệu quả mức độ tăng hoạt động ở trẻ.

PHÒNG NGỪA TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

Vấn đề phòng bệnh hiện còn khó khăn vì nguyên nhân chưa rõ ràng, có yếu tố di truyền. Nhưng chúng ta cũng có thể phòng bệnh bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ như: không để trẻ bị chấn thương vào đầu hay bị nhiễm trùng thần kinh trung ương và không cho trẻ tiếp xúc với kim loại nặng (chì). Mặt khác, người mẹ khi mang thai cần phải chú ý không được hút thuốc, uống rượu hay dùng ma túy, chất gây nghiện... Nếu có thể, càng tránh tiếp xúc với những chất độc trong môi trường càng tốt.

 

Những trẻ tăng động giảm chú ý được điều trị sớm có tiên lượng tốt hơn. Chính vì vậy các bậc phụ huynh nên chú ý trẻ nhiều hơn để có thể phát hiện sớm trẻ ADHD giúp trẻ được chữa trị và can thiệp kịp thời.