Giỏ hàng

Nhổ tóc bệnh lý

NHỔ TÓC BỆNH LÝ

                    Trẻ 6 tuổi bị rụng tóc có nguy hiểm, nguyên nhân khiến trẻ rụng tóc

Tổng quan về chứng nhổ tóc bệnh lý

Nhổ tóc bệnh lý có tên khoa học là trichotillomania. Ở hội chứng này, bệnh nhân buộc phải thường xuyên bứt lông hay tóc ra khỏi các vùng như da đầu, lông mày và lông mi. Mặc dù, người mắc chứng bệnh này biết hậu quả, nhưng vẫn không thể kiềm chế bản thân. Khi cảm thấy chán nản, người bệnh sẽ giật tóc để làm dịu bản thân. Kết quả là người bệnh bị hói và tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như khả năng làm việc. 

Đối với một số bệnh nhân, hoạt động này có phần tự động (nghĩa là không có sự nhận thức đầy đủ); những người khác thì ý thức hơn về hoạt động này. Sự nhổ tóc không phải do những ám ảnh hay những mối quan ngại về ngoại hình mà có thể gây ra bởi sự căng thẳng hay lo âu mà có thể giảm bớt bởi sự nhổ tóc, thường thì sau đó là cảm giác hài lòng.

Tật nhổ tóc là một rối loạn tâm lý ảnh hưởng tới 1–2% dân số thế giới. Bệnh gặp ở cả nam và nữ bất kỳ tuổi nào nhưng ở trẻ em hay gặp hơn, nhất là độ tuổi trước khi đi học và tuổi vị thành niên, dậy thì. Ở độ tuổi càng lớn, bệnh gặp ở trẻ gái nhiều hơn ở trẻ trai.

Tật nhổ tóc có thể dẫn đến những hậu quả như nhiễm trùng, tổn thương da và rụng tóc vĩnh viễn. Tình trạng rụng tóc và tổn thương da có thể dẫn đến các vấn đề về lòng tự trọng và hình ảnh bản thân. Trong trường hợp cực đoan, một số người có thể tránh giao tiếp xã hội để che giấu việc bị rụng tóc.

https://static2.yan.vn/YanNews/2167221/201802/20180209-123405-nghiennhotoccotheladauhieucuabenhtamthan11460252588.jpg

Nguyên nhân dẫn đến nhổ tóc bệnh lý

Nguyên nhân chính xác gây nhổ tóc bệnh lý hiện vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, bệnh có thể do những bất thường trong não có liên quan đến khu vực điều khiển cảm xúc, vận động, hình thành thói quen và kiểm soát xung động.

- Yếu tố di truyền: Di truyền có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh, và rối loạn này có thể xảy ra ở những người có họ hàng gần gũi với chứng rối loạn này.

 - Do lo lắng thường xuyên: Một nghiên cứu cho thấy trong số 894 người bị hội chứng nghiện bứt tóc, có tới 84% là do vấn đề có liên quan đến lo lắng. Khi càng lo lắng thì hành vi bứt tóc càng trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn. Trong một số trường hợp, hành động bứt tóc giúp giải phóng cảm xúc. Đây cũng là một cách để tập trung vào cảm giác đau nhất định nào đó như bứt tóc để xoa dịu cảm xúc.

- Do căng thẳng hoặc áp lực: Một trong những lý do cho hiện tượng này là việc bứt tóc giúp giảm căng thẳng và áp lực. Khi một người lo lắng, sức ép lên cơ thể họ sẽ tăng lên. Một chút đau khi kéo tóc và cảm giác giải phóng ngay lập tức có thể giúp giảm tình trạng căng thẳng. Việc tập trung vào hành động bứt tóc cũng giống như là hành động chú tâm, và việc tập trung vào hành động ở tay này giúp giảm bớt sự căng thẳng.

- Do vô thức hoặc mất kiểm soát: Lo lắng làm cơ thể mất khả năng kiểm soát hành vi nhận thức, vì vậy cơ chế điều khiển xung không hoạt động hiệu quả. Đối với một số người, bứt tóc khiến họ vui thích hoặc hài lòng. Không phải tất cả mọi người đều thực hiện hành vi bứt tóc một cách có ý thức. Nhiều trường hợp là do thói quen vô thức và thậm chí họ không hề chú ý điều gì đang diễn ra.

- Các rối loạn khác:  Những người mắc chứng này cũng có thể có các rối loạn khác, như trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Triệu chứng của bệnh

- Các đặc điểm về giảm số lượng tóc khác nhau từ bệnh nhân này đến bệnh nhân khác. Một số khu vực có thể hói hoàn toàn hoặc không có lông mi và/hoặc lông mày; những người khác chỉ có mái tóc mỏng đi.

- Một loạt các hành vi (nghi thức) có thể đi kèm với nhổ tóc.

  • Bệnh nhân có thể tìm kiếm kỹ lưỡng một loại tóc đặc biệt để nhổ; họ có thể cố gắng đảm bảo rằng tóc được nhổ ra theo một cách cụ thể.
  • Họ có thể quấn tóc giữa các ngón tay của họ, kéo các sợi giữa các răng, hoặc cắn tóc một khi nó được nhổ ra. Nhiều bệnh nhân nuốt tóc.

- Bệnh nhân có thể cảm thấy bối rối hoặc xấu hổ về diện mạo của họ.

  • Nhiều người cố gắng ngụy trang sự mất tóc bằng cách che các khu vực hói (ví dụ, đội tóc giả hoặc khăn quàng cổ).
  • Một số bệnh nhân nhổ tóc rải rác từ nhiều khu vực để che giấu sự mất tóc.
  • Họ có thể tránh những tình huống mà người khác có thể thấy sự mất tóc; thường thì họ không nhổ tóc trước người khác, ngoại trừ các thành viên trong gia đình.

- Một số bệnh nhân nhổ tóc từ tóc của người khác hoặc từ vật nuôi hoặc kéo sợi từ các vật liệu dạng sợi (ví dụ như quần áo, chăn).

- Hầu hết bệnh nhân cũng có các hành vi lặp đi lặp lại tập trung vào cơ thể, như là cấu da hoặc cắn móng tay.

Chẩn đoán nhổ tóc bệnh lý

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách:

  • Kiểm tra lượng tóc bị mất đi
  • Thảo luận về tình trạng rụng tóc và tìm nguyên nhân 
  • Loại bỏ các nguyên nhân giật tóc hoặc rụng tóc thông qua các xét nghiệm lâm sàng

Chẩn đoán nhổ tóc bệnh lý khi có đủ các tiêu chuẩn DSM-IV:

  1. Nhổ tóc thường xuyên gây rụng tóc đáng kể.
  2. Tăng cảm giác căng thẳng trước khi nhổ tóc hoặc khi cố gắng chống lại hành vi nhổ tóc.
  3. Hài lòng hoặc nhẹ nhõm sau khi nhổ tóc.
  4. Rối loạn không do một rối loạn tâm thần khác hay một bệnh lý chung khác gây ra.
  5. Bệnh gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xã hội, nghề nghiệp.

Phòng ngừa nhổ tóc bệnh lý

Triệu chứng của bệnh là tự phát và không có cách nào có thể ngăn chặn chứng bệnh này. Tuy nhiên, người bệnh cần kiểm soát các hành vi tiềm ẩn và điều trị bệnh ngay khi có các triệu chứng. Ngoài ra, người bệnh cần học cách quản lý căng thẳng để giúp tránh tình trạng nghiện giật tóc về sau.

Điều trị nhổ tóc bệnh lý

Nhổ tóc bệnh lý một bệnh mạn tính, nhưng ngày nay, đã có nhiều biện pháp hữu hiệu để điều trị và kiểm soát hội chứng này.

- Liệu pháp thay đổi hành vi: Về cơ bản, liệu pháp này nhằm thay thế những thói quen không tốt bằng những thói quen khác không có hại. Khi được điều trị bằng liệu pháp này, trước hết những người bị hội chứng nghiện bứt tóc sẽ ghi lại những trải nghiệm hành vi của mình. Sau đó, họ được học cách thư giãn và thực hiện một số hành vi khác vô hại nhưng giúp giảm căng thẳng.

- Luyện tập suy nghĩ tích cực: Những suy nghĩ tiêu cực về bản thân có thể dẫn đến hành vi bứt tóc do tâm lý lo lắng và căng thẳng. Liệu pháp điều trị cũng có thể tập trung giải quyết những suy nghĩ không hữu ích, nâng cao lòng tự trọng và sự tự tin để giảm bớt sự thôi thúc hành vi bứt tóc.

- Sử dụng thuốc điều trị: Dùng thuốc cũng có thể là một phần của chương trình điều trị. Một loại thuốc trị trầm cảm có tên là chất ức chế tái hấp thụ serotonin có chọn lọc (SSRI) có thể hữu ích trong việc giúp kiềm chế các cưỡng chế rất mãnh liệt. Một số loại thuốc chống rối loạn tâm thần không điển hình như olanzapine hoặc aripiprazole đôi khi được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với thuốc SSRI.