Giỏ hàng

Nói lắp

NÓI LẮP

noi-lap-co-phai-la-mot-benh

Tổng quan về bệnh nói lắp

Nói lắp là một rối loạn nhịp điệu bao gồm các vấn đề liên quan đến sự liền mạch và trôi chảy khi đang nói như kéo dài, lặp đi lặp lại một từ, một âm tiết nguyên âm hay phụ âm, đôi khi có thể dừng lại đột ngột khi đang nói vì có một từ hay âm tiết khó phát âm. Người bị nói lắp, họ luôn biết rõ mình muốn nói điều gì, nhưng lại không thể truyền đạt một cách trôi chảy khi nói.

Nói lắp có thể xảy ra ở bất cứ người nào: từ già đến trẻ, từ nam đến nữ, tuy nhiên đối tượng thường hay gặp nhất là trẻ em từ 2 đến 5 tuổi, đặc biệt là những trẻ em đang tập nói. Trẻ nam dễ bị nói lắp hơn trẻ nữ.

Theo thống kê, thế giới có khoảng 70 triệu người nói lắp. Nam giới được xác định là bị ảnh hưởng bởi nói lắp cao xấp xỉ 4 đến 5 lần so với nữ giới.

Có 4 dạng nói lắp:

  • Lắp một âm của âm tiết:  “ s.. ss...ssss....sáng nay con không đi học ạ”
  • Lắp một âm tiết:  “sáng ... sáng...sáng nay con không đi học ạ”
  • Lắp một đoạn của phát ngôn: “sáng nay...sáng nay... sáng nay con không đi học ạ”  
  • Thêm một âm tiết, một phát ngôn bất thường, hoặc dừng bất thường khi đang nói: “sáng nay xong thế là con không đi học ạ”, “sáng nay... con không đi học ạ”

Biểu hiện của bệnh Nói lắp

- Đặc trưng: Sự gián đoạn trong việc thể hiện lưu loát ngôn ngữ nói.

Những gián đoạn này có thể nghe được hoặc im lặng và thường được đặc trưng bởi sự lặp đi lặp lại hoặc sự kéo dài của âm thanh hoặc âm tiết hoặc bởi sự ngừng lại do căng thẳng hoặc ngừng hoàn toàn hoặc sự cản trở âm thanh lời nói.

- Các biểu hiện phụ, hoặc thứ phát thường xuyên đi cùng các trường hợp nói lắp. Bao gồm nháy mắt, nhăn mặt, rung giật môi và lưỡi, các rối loạn tics, âm thanh thô ráp, giật mạnh đầu, các cử động bất thường của tứ chi, và nhịp thở bất thường.

- Hành vi né tránh ngôn ngữ và tình huống thường quan sát thấy với sự nói lắp xác định. Sự né tránh tình huống thường được báo cáo, ví dụ như nói trước đám đông hoặc qua điện thoại. Nhiều dạng nói lắp tinh tế đến nỗi mà chúng không thể được phát hiện bởi người nghe và chỉ được nhận biết bởi người nói.

- Một số sự kiện hoặc tình huống thường được nhận thấy sự lưu loát dễ dàng hoặc dẫn đến sự giảm nói lắp (ví dụ, xướng âm, hát, thì thầm, nói trong sự hiện diện của việc che lấp tiếng ồn hoặc trong điều kiện phản hồi âm thanh bị trì hoãn, nói khi ở một mình).

Điều trị rối loạn ngôn ngữ

Tác hại của nói lắp

Nói lắp có thể có tác động quan trọng đến chất lượng sống của cá nhân, gây ra các vấn đề xã hội, cảm xúc, giáo dục và nghề nghiệp nghiêm trọng.

- Trẻ nói lắp trước tuổi đi học và trong độ tuổi đi học thường tiến triển tình trạng lo âu liên quan đến xã hội và trường học.

- Trẻ vị thành niên bị nói lắp có xu hướng thu rút khỏi các tương tác xã hội bình thường.

- Người trẻ trưởng thành bị nói lắp thường bày tỏ các cảm giác lựa chọn học tập và nghề nghiệp bị hạn chế và thường bỏ qua cơ hội để phát triển các tài năng đặc biệt và con đường sự nghiệp.

Điều trị Nói lắp

Mục đích điều trị nói lắp thì ở trẻ em và người lớn khác nhau. Điều trị cho trẻ tập trung vào loại bỏ chứng nói lắp và điều trị cho người lớn tập trung vào kiểm soát những hành vi nói lắp và giảm bớt sự lo lắng mang tính xã hội có thể đi kèm với tình trạng rối loạn này.

Sửa tật nói lắp

Tập thư giãn

  • Cùng với sửa tật nói lắp, phải tập thư giãn.
  • Trước khi nói để trẻ hít sâu và thở ra nhẹ nhàng 3 - 5 nhịp.
  • Động viên trẻ nói chậm, những người xung quanh phải nói chậm khi giao tiếp với trẻ. Chờ đợi để trẻ chủ động bắt đầu.

Sửa nhịp điệu nói

  • Nói câu ngắn 2 - 3 từ: nên nói chậm và dùng câu ngắn. Nói xong nên nghỉ để chuẩn bị câu tiếp theo.
  • Một thời gian dài, sau khi đỡ lắp, mới nói câu dài hơn, khoảng 4 - 5 từ. Vẫn phải nói chậm. Nếu nói lắp trong một số tình huống nhất định Phục hồi chức năng nói ngọng, nói lắp và thất ngôn 17 hoặc với một số người nhất định, cần thư giãn trước khi giao tiếp với người đó.
  • Có thể chủ động tập dượt nói trong tình huống đó, hoặc nhìn ảnh người đó (Nếu hay lắp khi giao tiếp với họ) và tập nói một mình. Nói chậm rồi nói nhanh. Nói nhỏ rồi nói to.

Liệu pháp tâm lý

Chuyên gia tâm lý sẽ nói chuyện với trẻ hoặc với người lớn bị nói lắp để tìm hiểu nguyên nhân về tâm lý. Những trao đổi đó giúp trẻ tự tin hơn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý khi giao tiếp. Điều trị sử dụng các hình thức liệu pháp tâm lý khác nhau hướng trực tiếp đến sự chấp nhận bản thân, thay đổi thái độ, và giảm sự né tránh hoặc giảm sự lo âu.

Can thiệp giáo dục

Giáo viên cần được trao đổi và bàn bạc để giúp trẻ. Một mặt để giảm bớt căng thẳng cho trẻ khi giao tiếp, chờ đợi lâu hơn để trẻ nói chậm. Những môn đọc hoặc trả bài miệng có thể chọn những vấn đề đơn giản để trẻ nói trước lớp. Động viên và khen trẻ giúp chúng tự tin hơn khi nói trước lớp, trước người lạ, trước đám đông.

Mặt khác, giáo viên cần động viên các trẻ em khác trong lớp giúp trẻ bằng cách không trêu chọc, không khuyến khích hành vi nói lắp ở trẻ nhỏ...

Khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động xã hội

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nhóm ở trường lớp hoặc ở cộng đồng. Vui chơi và tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ tự tin hơn, nhận thức được bản thân phù hợp và có nhiều cơ hội để giao tiếp hơn.

Nếu thanh thiếu niên hoặc người lớn bị nói lắp nhiều cần giúp họ chọn lựa một số nghề, lĩnh vực hoạt động đòi hỏi giao tiếp nhiều.