Giỏ hàng

Rối loạn bướng bỉnh chống đối

Triệu chứng của rối loạn thách thức chống đối ở trẻ nhỏ

Tổng quan về Rối loạn bướng bỉnh chống đối

Rối loạn bướng bỉnh chống đối là một tình trạng phổ biến, phức tạp, tương đối dai dẳng và có khả năng khuyết tật.

Đặc trưng bởi hành vi tiêu cực, thù địch và bướng bỉnh dai dẳng nhưng không xâm phạm nghiêm trọng tới những tiêu chuẩn xã hội hoặc quyền của người khác. Trẻ em mắc rối loạn bướng bỉnh chống đối thường tranh luận với người lớn, mất bình tĩnh, tức giận, bực bội, và dễ bị khó chịu bởi những người khác. Biểu hiện của rối loạn này hầu như ở nhà, có thể không có ở trường hoặc với bạn bè hoặc người lớn.

Ngay cả một đứa trẻ ngoan ngoãn cũng có những giai đoạn khó chịu và đầy gian nan. Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ hoặc trẻ tuổi dậy thì (tuổi teen) có khuynh hướng nóng nảy, dễ kích thích, gây hấn hay chống đối… thì có khả năng trẻ đã mắc chứng rối loạn bướng bỉnh chống đối. Đôi lúc, thực sự rất khó để phân biệt giữa tính cách bướng bỉnh và rối loạn bướng bỉnh chống đối. Thông thường, hành vi chống đối vẫn có thể xuất hiện trong một giai đoạn nào đó trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Rối loạn bướng bỉnh chống đối thường gặp trong gia đình có tiền sử rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, rối loạn nhân cách chống đối xã hội hay rối loạn liên quan đến sử dụng chất. Thiếu sự giám sát của cha mẹ, thiếu hiện diện của cha mẹ, thiếu sự tham gia tích cực của cha mẹ. Cha mẹ có sự thiếu nhất quán trong dạy dỗ, kỷ luật, giới hạn và lạm dụng đứa trẻ công khai, đã có tiền sử hành vi gây rối.

 

https://phongkhamtamthan.com/wp-content/uploads/2020/09/images-8-1-556x400.jpg

Các yếu tố nguy cơ mắc rối loạn bướng bỉnh chống đối của trẻ

Rối loạn thách thức chống đối thường là một tình trạng bệnh phức tạp. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

- Tính khí: Trẻ có tính khí thất thường, dễ bị xung động hoặc có khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc

- Vấn đề từ việc nuôi dạy trẻ: Trẻ từng nghiện chất hoặc suy giảm chú ý, không có phương pháp kỉ luật thống nhất hoặc do giới hạn tầm nhìn của cha mẹ.

- Vấn đề gia đình khác: Nếu đứa trẻ sinh ra trong gia đình có cha mẹ bất hòa hoặc cha mẹ nghiện chất, mắc bệnh lí tâm thần thì nguy cơ trẻ mắc rối loạn bướng bỉnh chống đối cao hơn.

- Môi trường sống: Rối loạn thách thức chống đối có thể nặng hơn nếu giáo viên không có hành vi giáo dục đúng đắn thống nhất.

Triệu chứng Rối loạn bướng bỉnh chống đối

Dấu hiệu của Rối loạn bướng bỉnh chống đối thông thường sẽ xuất hiện từ khi trẻ ở mẫu giáo. Đôi khi, có thể xuất hiện ở giai đoạn tuổi lớn hơn, nhưng thường trước tuổi dậy thì. Những hành vi chống đối có thể ảnh hưởng rất nhiều đến gia đình, đến hoạt động xã hội, trường học và công việc. Những biểu hiện của chứng Rối loạn bướng bỉnh chống đối được thể hiện qua khí sắc cáu kỉnh, hành vi chống đối, tính dễ thù hằn.

Khí sắc tức giận, dễ kích thích:

  • Thường mất sự bình tĩnh
  • Thường dễ bị kích động và dễ cảm thấy bị làm phiền bởi người khác.
  • Dễ tức giận, cảm thấy uất ức

Rối loạn thách thức chống đối (ODD): nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị -  YouMed

Có hành vi hay tranh cãi hay hành vi thách thức:

  • Thường hay tranh cãi với cha mẹ hay người lớn hơn.
  • Có hành vi  thách thức và khước từ thực hiên lời dặn dò của của người lớn.
  • Dễ cảm thấy bị làm phiền hoặc buồn bã.
  • Thường đổ thừa người khác những sai lầm bản thân mắc phải.

Tính dễ hận thù:

  • Thường tỏ ra hằn học và hận thù.
  • Có thái độ hằn học, thù ghét ít nhất 2 lần trong 6 tuần

Điều trị Rối loạn bướng bỉnh chống đối

Việc điều trị chủ yếu của rối loạn bướng bỉnh chống đối là can thiệp gia đình bằng cách sử dụng cả đào tạo trực tiếp cha mẹ về kỹ năng quản lý trẻ em và đánh giá cẩn thận các tương tác trong gia đình. Trị liệu hành vi tập trung dạy cha mẹ làm thế nào để thay đổi hành vi của họ để ngăn cản hành vi chống đối của trẻ và khuyến khích hành vi thích hợp. Trị liệu hành vi tập trung vào tăng cường chọn lọc và khen ngợi hành vi thích hợp và bỏ qua hoặc không tăng cường hành vi không mong muốn .

Thuốc thường không cần dùng nếu trẻ chỉ mắc rối loạn bướng bỉnh chống đối. Nếu trẻ có nhiều bệnh đồng mắc như lo âu hoặc trầm cảm, thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh ở trẻ.

Các bước cần làm để điều trị rối loạn bướng bỉnh chống đối

 - Các chương trình đào tạo, huấn luyện: Bố mẹ phải tham gia các chương trình này để biết cách chăm sóc cho trẻ bị rối loạn bướng bỉnh chống đối. Ngoài ra, cha mẹ còn cần xây dựng các kĩ năng như tích cực hơn, hành vi lời nói thống nhất hơn.

- Liệu pháp tương tác giữa trẻ và cha mẹ: Chuyên gia sẽ giúp cha mẹ hiểu cách để tương tác với trẻ. Ngoài ra, có thể cha mẹ sẽ đeo một thiết bị đeo tai, giúp chuyên gia có thể quan sát và đưa ra lời khuyên đúng lúc. Kết quả là, cha mẹ sẽ học được kĩ năng nuôi dạy trẻ tốt hơn, giảm các hành vi bất thường ở trẻ.

- Dạy bé các kỹ năng để giải quyết vấn đề: Điều này sẽ giúp bé thay đổi hành vi và biết cách phản ứng tích cực với những tình huống căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng đồng hành cùng bé, giúp bé định hướng cách xử trí vấn đề.

- Liệu pháp cá nhân hóa và gia đình: Bao gồm việc trẻ sẽ học cách kiểm soát cơn nóng giận và biết cách thể hiện cảm xúc tích cực hơn. Gia đình cũng sẽ góp phần giúp trẻ trong việc giao tiếp và hình thành mối quan hệ với các thành viên trong gia đình với nhau.

5 cach noi chuyen de tre nghe loi khong can quat mang

Cha mẹ nên kiểm soát cơn nóng giận của mình với trẻ

- Học các kĩ năng xã hội: Trẻ có thể trở nên uyển chuyển và tích cực hơn trong giao tiếp với mọi người xung quanh.

Khi nào bạn cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Trẻ thường không nhận ra hành vi bất thường của bản thân. Thay vào đó, trẻ thường đổ lỗi cho những nguyên do không hợp lí hoặc cho người nào đó. Nếu trẻ có những dấu hiệu của rối loạn bướng bỉnh chống đối hoặc hành vi bất thường hoặc bạn cảm thấy khó khăn trong việc nuôi dạy trẻ, bạn nên đi gặp bác sĩ tâm thần nhi khoa hay chuyên gia tâm lý trẻ nhỏ.