Giỏ hàng

Rối loạn hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên

RỐI LOẠN HÀNH VI Ở TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN

Rối loạn hành vi trẻ em

Tổng quan về rối loạn hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên

Đặc điểm chủ yếu của rối loạn hành vi là kiểu lặp đi lặp lại và kéo dài trong đó các quyền cơ bản của người khác hay các chuẩn mực xã hội bị vi phạm. Rối loạn hành ci này gây tật chứng có ý nghĩa lâm sàng trong hoạt động xã hội, học tập hay lao động.

Nam giới rối loạn hành vi thường có biểu hiện: đánh nhau, ăn cắp, phá hoại các tác phẩm văn hóa và các vấn đề kỉ luật trường học. Ở nữ giới rối loạn hành vi thường biểu hiện là nói dối, trốn học, bỏ nhà đi, sử dụng chất hướng thần. Hành vi hung hãn đối mặt thường được biểu hiện nhiều hơn ở nam. Hành vi không đối mặt thường gặp ở nữ.

Rối loạn hành vi gồm 2 loại dựa trên độ tuổi khởi phát

- Rối loạn hành vi thể khởi phát tuổi trẻ em: Rối loạn hành vi trước 10 tuổi. Những trẻ này rất có thể có rối loạn hành vi dai dẳng và phát triển nhân cách bệnh chống đối xã hội ở người lớn

-Rối loạn hành vi thể khởi phát tuổi thanh thiếu niên: Rối loạn hành vi xuất hiện sau 10 tuổi, những trẻ này ít biểu hiện hành vi hung hãn hơn những trẻ trên.

Mức độ rối loạn hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên

- Nhẹ: Có ít các vấn đề về hành vi và các hành vi này gây hại tương đối nhỏ cho người khác (ví dụ nói dối, trốn học, sống qua đêm ngoài gia đình mà không được phép).

- Trung bình: Có một số rối loạn hành vi và gây hậu quả cho người khác ở mức giữa nhẹ và nặng (ví dụ ăn cắp, phá hoại tác phẩm văn hóa).

- Nặng: Có nhiều rối loạn hành vi và gây hại đáng kể cho người khác (ví dụ cưỡng dâm, độc ác về thể chất, sử dụng vũ khí, phá phách).

Người ta phân biệt Rối loạn bướng bỉnh chống đối khỏi Rối loạn hành vi. Ở Rối loạn bướng bỉnh chống đối có hành vi lệch lạc, thù địch, căng thẳng, tiêu cực nhưng không có sự xâm phạm nghiêm trọng như rối loạn hành vi.

Phạm tội vị thành niên liên quan rõ rệt với rối loạn hành vi. Hành vi phạm tội thường gặp ở những trẻ em có rối loạn hành vi nặng và kéo dài. Rối loạn hành vi có thể được xem như là sự thiếu văn hóa. Trẻ mất dần sự học hoặc không được dạy một cách có hiệu quả các chuẩn mực xã hội.

Nguyên nhân gây rối loạn hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên

- Yếu tố gen, nhiễm sắc thể bất thường

- Các yếu tố ảnh hưởng đến phôi thai

- Tổn thương khi đẻ hoặc đẻ non, chấn thương sọ não, tổn thương hệ thần kinh trung ương.

- Các yếu tố về môi trường

  • Bị lạm dụng khi còn nhỏ.
  • Gia đình không êm ấm.
  • Cha mẹ là người nghiện rượu hoặc nghiện thuốc.
  • Nghèo đói.

Biểu hiện chứng rối loạn hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên

Trẻ bị rối loạn hành vi thường rất khó để kiểm soát và không sẵn sàng để tuân theo các nguyên tắc. Trẻ thường hành động một cách bốc đồng mà không suy nghĩ đến hậu quả của hành động đó. Trẻ cũng sẽ không suy nghĩ về cảm xúc của người khác.

- Dấu hiệu sớm có thể là ăn cắp tái diễn, nói dối, không vân lời hoặc hành vi hung bạo.

- Cách cư xử hung hãn đối với người khác hoặc động vật, phá hoại tài sản.

- Những thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn hành vi còn tham gia vào những hoạt động có hại cho bản thân như hút thuốc lá hay xì gà, uống rượu, ‘sex’ thiếu an toàn.

- Không tuân thủ các qui tắc xã hội, hay có các hành động quá đáng và quá mức, vi phạm trật tự.

- Sự chống đối có thể tăng đến độ nguy hiểm. Các biểu hiện vi phạm bao gồm nói dối, ăn cắp, gây hấn, trốn học hoặc dã man tàn bạo.

http://media.vienyhocungdung.vn/Upload/15/NewsAvatar/2016/Thang_6/601cce9b-c51e-404d-add5-e927bf2a36eb.jpg

Điều trị Rối loạn hành vi

- Liệu pháp gia đình: Nơi trẻ cần nhất vẫn là gia đình, chính vì vậy gia đình cần phải yêu thương, quan tâm đồng thời là nơi chia sẻ với trẻ. Kiên trì trong cách dạy dỗ, chăm sóc con, tránh dùng các hành động thô bạo đối với trẻ.

http://media.vienyhocungdung.vn/Upload/15/NewsAvatar/2016/Thang_6/f0194d3e-f2b7-448f-87a3-77545dab7ae3.jpg

- Liệu pháp hành vi: có ý nghĩa quan trọng với rối loạn hành vi nặng. Sự tham gia tích cực của bố mẹ và những người có liên quan là thực sự cần thiết.

- Liệu pháp tâm lý cá nhân

- Liệu pháp tâm lý nhóm

- Điều trị tai các trung tâm: Thường áp dụng với rối loạn hành vi nặng. Sử dụng các liệu pháp hành vi tích cực và có kế hoạch.

- Liệu pháp hóa dược: Ít có ý nghĩa trong điều trị rối loạn hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên. Chỉ áp dụng cho những trường hợp có rối loạn tâm thần khác kết hợp như lo âu, trầm cảm, động kinh, RL tăng động giảm chú ý.

Một số nghiên cứu đã tìm ra rằng thuốc chống tâm thần đặc biệt Risperidone hiệu quả trong giảm thiểu hành vi hung hăng. Thuốc  kích thích ( Methylphenidate) và alpha agonist có hiệu quả trong giảm thiểu kích động liên quan đến Tăng động giảm chú ý. Thuốc ổn định cảm xúc: ví dụ; Lithium và Acid Valproic ( Depakote) có hiệu quả trong việc giảm gây hấn.

 

Người bị bệnh rối loạn hành vi cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh hậu quả nặng nề về sau. Các chuyên gia sẽ đưa ra liệu pháp tâm lý giúp người bệnh nhận thức được cảm xúc và suy nghĩ lên hành vi.