Giỏ hàng

Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là gì?

  • Rối loạn lo âu là tình trạng sợ hãi quá mức, thường không có nguyên nhân, do chủ quan của người bệnh và không thể giải thích được do một bệnh thực thể. Rối loạn lo âu là bệnh lý mạn tính và tiến triển từ từ, thậm chí có thể xảy ra dưới dạng kịch phát. Rối loạn lo âu thường kèm với tăng cảm xúc, biểu hiện qua các triệu chứng chung về nội tạng và vận động.
  • Lo âu là phản ứng bình thường của các loạn sang chấn tinh thần (stress) và trong một số tình huống lo lắng có thể xảy ra để có được sự quan tâm chú ý cần thiết. Các rối loạn lo âu khác với cảm giác căng thẳng trong đó có sự sợ hãi quá đáng. Các rối loạn lo âu tác động tới gần 30 % dân số người trưởng thành, và có thể chữa trị được.
  • Lo âu được cho là tình trạng đề phòng trong tương lai liên quan (đến bản thân) và thường kèm theo cảm giác căng hay co cơ (như căng cơ sau gáy, vai và do đó người bệnh có hành vi tránh né các tình trạng sẽ hoặc đã xảy ra cơn lo lắng).
  • Khi bị các rối loạn lo âu thường dẫn đến kết quả làm việc giảm sút, học hành kém đi cũng như các mối quan hệ bạn bè ít dần.

 

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lo âu

  • Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh rối loạn lo âu hiện vẫn chưa được làm rõ. Việc trải qua sang chấn trong cuộc sống cũng dễ dàng gây ra rối loạn lo âu. Ở một số người, rối loạn có liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Nếu bác sĩ nghi ngờ rối loạn là do nguyên nhân nội khoa, người bệnh sẽ được đề nghị làm một số xét nghiệm kiểm tra tìm dấu hiệu triệu chứng.
  • Lo âu có thể liên quan đến hóa chất trong não (chất dẫn truyền thần kinh), như dopamin, serotonin và norepinephrin, có thể liên quan đến yếu tố di truyền, kinh nghiệm cuộc sống và thường xuyên căng thẳng.

Các vấn đề sức khỏe thể chất có liên quan với lo âu như:

  • Các bệnh mãn tính khó hỗ trợ điều trị
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Bệnh tiểu đường
  • Hen suyễn
  • Bệnh tim
  • Bệnh xương khớp
  • Bệnh suy giáp hoặc bệnh cường giáp.
  • Thời kỳ mãn kinh.
  • U hiếm
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen
  • Lạm dụng thuốc
  • Cai rượu, cai thuốc trầm cảm
  • Đau mãn tính hoặc hội chứng ruột dễ kích ứng

Chú ý: Sử dụng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc an thần, các chất gây nghiện trong một thời gian dài có thể làm bệnh rối loạn lo âu trở nên trầm trọng hơn

Yếu tố nguy cơ mắc rối loạn lo âu
Các yếu tố có thể làm gia tăng sự phát triển của rối loạn lo âu:

  1. Sang chấn: người phaỉ trải qua việc lạm dụng, các sang chấn tâm lý, hoặc chứng kiến những sang chấn tâm lý sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn lo âu.
  2. Căng thẳng từ bệnh tật: người có vấn đề về sức khỏe và lo lắng đặc biệt về tình trạng bệnh tật của mình có nguy cơ bị mắc bệnh rối loạn lo âu
  3. Căng thẳng tiến triển: từ một sự việc, một căng thẳng nhỏ tiến triển dễ dàng gây rối loạn.
  4. Tách biệt bản thân: một số người sống tách biệt, tư duy cá nhân dễ dàng mắc rối loạn lo âu hơn người khác.
  5. Vấn đề sức khỏe tâm thần: trầm cảm dễ dẫn đến rối loạn lo âu.
  6. Tiền sử gia đình có rối loạn lo âu: yếu tố gen cũng có ảnh hưởng rối loạn lo âu.
  7. Thuốc, rượu: lạm dụng rượu, chất kích thích, thuốc hoặc cai rượu, cai thuốc cũng là nguyên nhân làm rối loạn lo âu tệ hơn.

Chú ý: Một người có trên 4 yếu tố nguy cơ sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh rối loạn lo âu. Vì vậy, nếu bạn đang có trên 4 yếu tố nguy cơ, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh.

Triệu chứng nhận biết Rối loạn lo âu


Khi mắc chứng bệnh rối loạn lo âu người bệnh sẽ có những suy nghĩ, lo lắng kéo dài về một vấn đề nào đó mà không thể thoát ra được. Xuất hiện với hầu hết sự việc xảy ra với người bệnh dù là chuyện lớn hay chuyện nhỏ, thường kéo dài ít nhất 6 tháng và ngày càng trầm trọng. Lo âu không rõ nguyên nhân cụ thể, có những chuyện rất bình thường cũng làm người bệnh suy nghĩ lo lắng. Người bệnh dễ bị kích động, bực bội trước hầu hết tác động nào từ người khác và môi trường xung quanh gây ra những rào cản trong giao tiếp và các quan hệ xã hội. Ngoài những suy nghĩ lo âu quá mức, người bệnh còn có cảm giác sợ hãi thường trực về những vấn đề vô lý.
Kèm theo đó là hàng loạt các biểu hiện về mặt cơ thể. Hầu hết người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân thường né tránh lý do liên quan đến tâm thần kinh mà chỉ tập trung chữa bệnh về triệu chứng cơ thể. Luồng suy nghĩ sai lệch đã khiến bệnh ngày càng trở nên trầm trọng, khi được phát hiện thì bệnh đã có những biến chứng, những hệ quả nặng nề. Một số các biểu hiện về cơ thể người bệnh có thể gặp trong rối loạn lo âu:
Tim Mạch

  • Hồi hộp, đánh trống ngực
  • Tăng huyết áp
  • Đau, cảm giác nóng bỏng vùng trước ngực
  • Cảm giác co thắt trong lồng ngực

Hô hấp

  • Tăng nhịp thở
  • Cảm giác thiếu không khí, khó thở

Dạ dày – Ruột

  • Nôn, buồn nôn
  • Khô miệng, chướng bụng
  • Tăng nhu động ruột
  • Cảm giác có “hòn, cục ở trong cổ”

Các biểu hiện khác

  • Tăng trương lực cơ
  • Run tay chân, vã hồ hôi
  • Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt
  • Tiểu tiện thường xuyên
  • Rét run
  • Giãn đồng tử

Một số loại rối loạn lo âu thường gặp

  1. Rối loạn hoảng sợ: là những cơn tái diễn lo âu trầm trọng, không báo trước, bắt đầu nhanh, đột ngột, kéo dài vài phút với tần số thay đổi. Các triệu chứng thường bắt đầu với đánh trống ngực, tim đập nhanh, đau ngực, cảm giác bị choáng, chóng mặt, không thực, thở nông, ngắn, cảm giác nghẹt thở, vã mồ hôi, bệnh nhân bắt đầu cảm thấy sợ hãi, sợ chết, sợ mình sắp bị điên và muốn thoát ra khỏi hoàn cảnh đó. Cơn hoảng sợ thường tiếp theo sau bằng một nỗi lo sợ dai dẳng sẽ có một cơn như thế xảy ra.
  2. Ám ảnh sợ biệt định: là những ám ảnh sợ khu trú vào các tình hống đặc biệt như sợ gần động cật, sợ độ cao, sợ sấm, sợ đi máy bay, sợ nơi kín, sợ bị bệnh hiểm nghèo… Khi có kích thích ám ảnh sợ sẽ dễ dàng dẫn đến đáp ứng lo âu. Bệnh nhân sợ hãi mãnh liệt, bền vững và rõ ràng và bệnh nhân né tránh các kích thích đó, gây trở ngại rõ rệt đến cuộc sống hàng ngày, hoạt động nghề nghiệp và xã hội.
  3. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Bệnh nhân có những ý nghĩ lặp lại một cách vô nghĩa mà không kiểm soát được gây ra rối loạn lo âu rõ rệt. Bệnh nhân nhận thức được ám ảnh là vô lý và cố gắng tìm cách xua đuổi ngăn chặn ý nghĩ đó nhưng không được. Hành vi cưỡng bức cũng là những hành vi lặp đi lặp lại như rửa tay, đếm, xắp xếp đồ đạc…để đáp lại sự ám ảnh với mục đích giảm bớt các lo âu căng thẳng nhưng không đạt được sự thoải mái.
  4. Rối loạn lo âu lan toả: Bệnh nhân lo lắng quá mức về các sự kiện hay hoạt động như công việc hay học tập. Bệnh nhân khó khăn trong việc kiểm soát lo lắng. Kèm theo bệnh nhân có một số triệu chứng khác như bồn chồn, căng thẳng, bực dọc, dễ mệt mỏi, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, vã mồ hôi, hoa mắt chóng mặt… Biểu hiện lo âu kéo dài ít nhất 6 tháng.

Tác hại và biến chứng của bệnh rối loạn lo âu

  • Rối loạn lo âu là căn bệnh rất nguy hiểm., nó gây ra rất nhiều những hậu quả xấu đến cuộc sống của người bệnh như:
  • Rối loạn lo âu khiến cho người bệnh luôn có cảm giác bất an, lo âu, sợ hãi. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chán nản với cuộc sống hiện tại
  • Rối loạn lo âu khiến cho người bệnh trở nên sống khép kín, ngại giao tiếp xã hội. Điều này kéo theo những hệ lụy xấu trong công việc, cuộc sống, các mối quan hệ xã hội của người bệnh.
  • Rối loạn lo âu cũng khiến cho sức khỏe của người bệnh bị giảm sút do mất ngủ, gặp các vấn đề về tiêu hóa

Rối loạn lo âu cũng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Trầm cảm
  • Lạm dụng chất kích thích
  • Khó ngủ
  • Vấn đề tiêu hóa
  • Đau đầu và đau mãn tính
  • Cách ly xã hội
  • Rắc rối ở trường, công việc
  • Chất lượng cuộc sống giảm
  • Tự tử

Điều trị rối loạn lo âu
Điều trị lo âu bao gồm điều trị bằng thuốc và điều trị tâm lý.
Điều trị bằng thuốc: Thuốc điều trị rối loạn lo âu bao gồm:
Nhóm bezodiazepin:
Benzodiazepin tác động lên thụ cảm thể GABA, nằm ở hệ thần kinh trung ương, tạo ra tác dụng chống rối loạn lo âu, chống co giật, gây ngủ và giãn cơ. Benzodiazepin liên quan đến phức hợp GABA (thụ cảm thể benzodiazepin) làm tăng ức chế xinap trung gian của GABA. Các thuốc benzodiazepam thường dùng là: Diazepam, Clordiazepoxid, Oxazepam, Alprazolam, Nitrazepam, Clonarepam, Tranxen,...
Các thuốc an thần khác: Meprobamat, Buspirone
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và đa vòng có tác dụng an dịu: Doxepin, Amitriptylin, Prothiaden, Anafranil, Ludiomil, Mianserin,...
Thuốc chống trầm cảm tác dụng chọn lọc trên hệ thống serotonin: Fluvoxamin, Fluoxetin, Paroxetin, Sertralin
Điều trị bằng tâm lý
Liệu pháp tâm lý có nhiều trường hợp cho kết quả tốt. Nhưng tốt nhất vẫn nên áp dụng đồng thời cả 2 loại liệu pháp tâm lý và hoá dược. Điều trị bằng tâm lý để duy trì cảm xúc của bệnh nhân, giảm nhẹ triệu chứng. Liệu pháp thư giãn và tâm lý cá nhân là hiệu quả nhất. Những liệu pháp này nhằm đánh giá các hành vi-nhận thức, điều chỉnh hành vi trong những tình huống đời sống hàng ngày và giúp bệnh nhân tìm được cách chấp nhận bệnh lý của mình.

Bạn nên đi khám bác sĩ khi bạn cảm thấy:

  • Bạn cảm thấy lo âu quá mức về việc học, công việc, các mối quan hệ, các việc khác trong cuộc sống.
  • Nỗi sợ, sự lo âu ập đến với bạn và bạn khó kiểm soát điều đó.
  • Bạn cảm thấy trầm cảm, suy sụp, có vấn đề sức khỏe tâm thần.
  • Bạn cảm thấy sự lo âu của bạn có liên quan tới tình trạng sức khỏe.
  • Bạn suy nghĩ nuốn tự tử, hoặc có hành vi tự tử. Trường hợp này nên tìm kiếm sự điều trị tại phòng cấp cứu ngay.

Phòng Khám Tâm Lý- Tâm Thần BS. Vương Thủy
Hotline: 0985 328468
Email: bsvuongthuy@gmail.com 
Đăng kí khám bệnh từ xa qua Video TẠI ĐÂY