Giỏ hàng

Trầm cảm sau sinh

Apple

T

Trầm cảm sau sinh 1. Triệu chứng Trầm cảm được gọi là trầm cảm sau sinh nếu bệnh khởi phát trong vòng 30 ngày sau khi sinh con. Trầm cảm sau sinh ở phụ nữ được giải thích là do biến động đột ngột về hormon và môi trường sống sau sinh con. Trầm cảm sau sinh có thể gặp cả ở những người bố, nhưng hiếm hơn nhiều.

Trầm cảm sau sinh có những đặc điểm sau: - Khởi phát đột ngột. - Thường rất nặng. - Ý định và hành vi tự sát cùng hành vi giết đứa con là rất nguy hiểm và hay gặp. Họ cho rằng giết đứa trẻ sơ sinh và tự sát cho đỡ khổ. - Đáp ứng điều trị với sốc điện rất tốt. Nhưng ở những lần sinh sau, bệnh chắc chắn sẽ tái phát. Nhìn chung, các triệu chứng của một giai đoạn trầm cảm chủ yếu sau sinh không khác gì so với các giai đoạn trầm cảm chủ yếu khác và có thể bao gồm các triệu chứng loạn thần. Tiến triển giao động và khí sắc không ổn định có thể hay gặp hơn ở các giai đoạn sau sinh. 

Khi có các hoang tưởng, nội dung của hoang tưởng thường tập chung vào đứa trẻ (đứa trẻ có một số phận đặc biệt). Cả bệnh nhân trầm cảm sau sinh có loạn thần và không có loạn thần đều có thể có ý tưởng tự sát, ý định giết dứa trẻ rồi tự sát, thiếu tập chung và kích động tâm thần. Người phụ nữ có các giai đoạn trầm cảm sau sinh thường có rối loạn lo âu nghiêm trọng, các cơn tấn công hoảng sợ, bệnh nhân hay khóc ầm ĩ trong thời gian vài ngày (3 – 7 ngày sau sinh), mất yêu thích đứa con mới sinh của mình, mất ngủ (biểu hiện khó vào giấc ngủ hơn là thức giấc sớm). 

Nhiều phụ nữ có cảm giác tội lỗi quá mức do họ có trầm cảm, nhưng đôi khi, họ lại cảm thấy hạnh phúc trong một thời gian rất ngắn. Họ có thể không thừa nhận mình bị bệnh, từ chối thảo luận về các triệu chứng của họ và ý nghĩ tiêu cực của họ về những đứa con. Sự bi quan trong mối quan hệ mẹ – con tăng lên có thể là hậu quả của các triệu chứng trầm cảm hoặc của việc cách ly với đứa con. Giết trẻ em thường gặp trong giai đoạn trầm cảm có loạn thần sau sinh được, đặc trưng bởi ảo thanh ra lệnh giết đứa trẻ hoặc hoang tưởng tội lỗi với đứa con, nhưng điều này còn có thể xảy ra ở các trường hợp trầm cảm nặng sau sinh mà không hề có hoang tưởng hoặc ảo giác.

 Các giai đoạn trầm cảm sau sinh có yếu tố loạn thần xuất hiện với tỷ lệ 1/500 hoặc 1/1000 trường hợp sinh và hay gặp hơn ở phụ nữ sinh con đầu lòng. Nguy cơ của các giai đoạn trầm cảm sau sinh có yếu tố loạn thần là rất cao ở những người phụ nữ đã có các giai đoạn trầm cảm có loạn thần sau sinh trước đó. Nguy cơ cao còn gặp ở những người có rối loạn trầm cảm trước đó. Ở người phụ nữ có giai đoạn trầm cảm có loạn thần sau sinh, nguy cơ tái phát ở mỗi lần sinh tiếp theo trong khoảng 30% - 50%. 

Các giai đoạn trầm cảm sau sinh cần được phân biệt với rối loạn hoang tưởng xuất hiện trong giai đoạn sau sinh và được đặc trưng bởi giảm nhận thức và mức độ chú ý. 2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán.     - Có đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán cho 1 giai đọan trầm cảm chủ yếu. 

Tiêu chuẩn chẩn đoán của trầm cảm theo ICD-10F(1992)

Có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng sau:

  • Giảm khí sắc
  • Mất mọi quan tâm, thích thú
  • Giảm năng lượng, tăng mệt mỏi, giảm các hoạt động

Có ít nhất 3 triệu chứng phổ biến sau:

  • Giảm tập trung chú ý
  • Giảm tự trọng và lòng tự tin
  • Ý tưởng bị tội và không xứng đáng
  • Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan
  • có ý tưởng và hành vi tự sát
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Ăn không ngon miệng

Các triệu chứng tồn tại ít nhất 2 tuần

Không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán các bệnh lý khác  

- Khởi phát của giai đoạn trầm cảm trong phạm vi 4 tuần sau sinh.