Giỏ hàng

Mất ngủ hậu Covid

1. Mất ngủ biểu hiện thế nào?

Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ,  bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên bị thức giấc giữa đêm, ngủ không sâu, không ngon giấc, thường thức dậy sớm và không thể ngủ lại được.

2. Nguyên nhân mất ngủ hậu Covid-19?

  • Các triệu chứng hậu covid như ho, khó thở, hụt hơi, hồi hộp…. kèm theo căng thẳng, lo âu khiến người bệnh dễ mất ngủ, hay tỉnh giấc, khó duy trì giấc ngủ
  • Các căng thẳng, lo lắng liên quan tới bệnh tật: lo lắng bản thân hoặc người thân trong gia đình bị mắc covid, lo lắng bởi các triệu chứng của covid và lo lắng sợ bị hậu covid. Các lo lắng này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày.
  • Thói quen ngủ của người bệnh trong thời gian bị Covid thay đổi. Các thay đổi này có thể liên quan đến giãn cách xã hộị, lo lắng các vấn đề trong cuộc sống thường ngày, lo lắng về mất thu nhập hoặc lo sợ bị biến chứng hậu Covid-19.
  • Bên cạnh đó một số thuốc đã được sử dụng để điều trị Covid-19 cũng có thể ảnh hưởng  đến giấc ngủ.

3. Tác hại thiếu ngủ do hậu Covid-19

Mất ngủ ban đêm gây ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày, làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, đồng thời rất khó tập trung. Từ đó dẫn đến nguy cơ bị ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm hiệu quả trong công việc...

Ngoài ra, mất ngủ kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến não bộ, tim mạch và toàn thân như bị rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp và xuất hiện các vấn đề tâm thần như lo âu, trầm cảm.

Mất ngủ cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn, nhất là các bệnh nhiễm trùng. Đồng thời hệ chuyển hóa cũng bị rối loạn, tăng nguy cơ béo phì, thậm chí bị đái tháo đường.

4. Nên làm gì khi bị mất ngủ.

  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày( từ 1,5 - 2 lít), bên cạnh đó nên bổ sung thêm các loại nước trái cây ép như: dưa hấu, lê, cà chua
  • Ăn các thức ăn chứa nhiều chất xơ, đủ lượng protein, tinh bột, vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương do Covid-19. Lượng thức ăn hàng ngày nên dễ tiêu, ăn vừa đủ không nên ăn no quá vì hệ tiêu hóa hậu COVID-19 còn yếu. Nên ăn thêm các loại hạt như lạc, đỗ, đậu (đậu đũa, đậu cô ve…)
  • Buổi chiều và tối không uống cà phê, trà đặc và buổi tối hạn chế uống nước, bởi vì uống nhiều nước có thể làm tỉnh giấc để đi tiểu đêm. Bởi vì, hiện tượng tiểu đêm là kẻ thù của rối loạn giấc ngủ
  • Tắm rửa bằng nước ấm cũng là một biện pháp tốt để thư giãn, thoải mái tinh thần trước khi lên giường ngủ
  • Tạo môi trường ngủ thích hợp như: đủ tối, yên tĩnh, không quá nóng..
  • Tránh ăn quá no hoặc vận động mạnh trước giờ ngủ

5. Bị mất ngủ nên đi khám ở đâu tốt nhất?

Khi rơi vào tình trạng mất ngủ lâu ngày sẽ khiến cơ thể bạn suy nhược, mệt mỏi trầm trọng. Do đó, bạn nên đến gặp Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được khám và điều trị kịp thời.

Ths. Bs Vương Thị Thủy - Giảng viên bộ môn Tâm thần trường Đại học Y Dược hải Phòng - Phó trưởng khoa điều trị Lạm dụng chất bệnh viện Tâm thần Hải Phòng-  Chuyên gia hàng đầu về điều trị mất ngủ sẽ giúp bạn.

Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm bạn có thể vui lòng liên hệ trực tiếp Bs Thủy 0985328468 để được tư vấn